Chào mừng bà con đến với Vườn Cây Giống Lâm Nghiệp. Hotline: 0986.994.555

Hơn 20 giống bạc hà trên thế giới – Công dụng hướng dẫn cách trồng và chăm sóc

Đăng lúc 06:37:26 07/07/2020

Với hương thơm quyến rũ, đầy mê hoặc cùng nhiều công dụng tuyệt vời cây bạc hà được đánh giá là kỳ quan của thực vật, thảo mộc vàng cho sức khỏe.

Với hương thơm quyến rũ, đầy mê hoặc cùng nhiều công dụng tuyệt vời cây bạc hà được đánh giá là kỳ quan của thực vật, thảo mộc vàng cho sức khỏe. Bạc hà không chỉ là loại gia vị nổi tiếng,loại thực phẩm tuyệt vời, loại trà tốt cho sức khỏe, loại dược phẩm tự nhiên chăm sóc sắc đẹp được ưa chuộng nhất trên thế giới… và rất nhiều những lợi ích từ cây bạc hà – món quà thần kỳ thiên nhiên ban tặng cho con người, bài viết này chúng ta cùng khám phá nhé!

Giới thiệu cây bạc hà

Cây bạc hà thuộc cây thân thảo, có tên khoa học: Mentha arvensis , thuộc họ Hoa môi Lamiaceae, nguồn gốc Châu Âu, cao khoảng 10-150 cm. Tùy theo hương thơm hoặc công dụng nổi bật mà bạc hà được phân ra theo nhiều tên gọi: Bạc hà húng quế, Bạc hà Gừng, Bạc hà oải hương, Bạc hà táo, Bạc hà Bưởi, Bạc hà cay – Pepermint, Bạc hà lục – spearmint, đặc biệt Bạc hà mèo có tác dụng làm cho các con mãnh thú trở nên ngoan ngoãn.

Bạc hà có tinh dầu với hoạt chất chủ yếu là menthon và menthol, ngoài ra còn có limonene, camphen tạo nên những công dụng thần kỳ. Trong đó bạc hà cay có chứa hoạt chất gấp nhiều lần bạc hà thường nên được coi là loại thảo dược tốt nhất.

Peppermint (Mentha piperrita) –  bạc hà Âu, loại bạc hà này cho tinh dầu với tên thương phẩm là “peppermint oil”, lá của bạc hà âu này dài có răng cưa, có mùi cổ điển và được ưa chuộng nhất, được sử dụng làm sinh tố, sing gum, pha trà, vị thuốc chữa bệnh,…

Pennyroyal mint (Mentha pulegium) – bạc hà hăng, cho tinh dầu với tên thương phẩm là “pennyroyal oil”, mùi thơm nồng, cao khoảng 40cm, lá hính trứng có răng cưa, hoa màu tím cà nhạt có cuống. Bạc hà hăng được sử dụng như một vị thuốc bổ tiêu hóa (tăng dịch tiêu hóa, giảm đầy bụng và đôi khi để trị giun), là thuốc tốt chữa đau đầu và các bệnh nhiễm trùng hô hấp nhẹ, giảm sốt, điều hòa kinh nguyệt và công dụng đặc biệt tiêu diệt bọ chét.

Apple mint (Mentha suaveolens) – bạc hà táo, lá hình trứng có lông mềm mại, cho tinh dầu có hương thơm của táo.

Mentha longifolia – lá màu xanh đậm, thuôn dài có răng cưa phủ long màu bạc cao từ 50 -100cm có mùi hương rất tinh tế

Chocolate mint (Mentha x piperita) – lá hình trứng, thích hợp cho việc làm bánh, làm sinh tố, pha trà, có mùi thơm dễ chịu nhất, thơm mùi Sing gum Double mint.

Catmint (Nepeta Mussinii): mèo rất thích lá bạc hà Catmint, mùi thơm của tinh dầu bạc hà giúp chúng thư giãn, thoải mái, bởi vậy trồng Catmint trong nhà bạn phải canh chừng mấy bé mèo cẩn thân nha.

Ginger mint ( Mentha gentiles) – bạc hà gừng, là loài lai giữa bạc hà Á Mentha arvensis vàMentha spicata cao khoảng 40cm, được sử dụng như một loại thảo dược, nấu ăn, thuốc chống côn trùng (đuổi ruồi, gián, muỗi,…)

Spearmint (Mentha spicata)

Catnip (Nepeta cataria): Năm 2001 Đại học bang Iowa đã làm một nghiên cứu so sánh công dụng xua đuổi muỗi của DEET và Catnip. Họ nhận thấy Catnip đó là hiệu quả hơn sau đó DEET. Nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra Catnip có thể xua đuổi gián. Catnip còn có tác dụng kích thích hưng phấn cho vật nuôi chó, mèo (chỉ khoảng 1 trong 10 con mèo không có hưng phấn với Catnip). Mèo chỉ cần ngửi thấy mùi Catnip cũng có thể có hiệu lực, tuy nhiên những con mèo thích nhai nó để cảm nhận mùi hương hơn.

Nhân giống bạc hà bằng cách tách nhánh hoặc gieo hạt.

Những tác dụng tuyệt vời của cây bạc hà

Tác dụng của bạc hà đối với sức khỏe

Cây bạc hà được coi là phương thuốc vàng cho sức khỏe, chữa được nhiều bệnh, an toàn không có tác dụng phụ với hương thơm dễ chịu.

– Bạc hà giúp Tăng cường miễn dịch: Bạc hà có chứa kali, vitamin B, canxi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm các triệu chứng ho, cảm lạnh, đồng thời phòng bệnh trong tương lai.

– Bạc hà ngăn ngừa ung thư: Theo khoa học chứng minh bạc hà có các enzyme trong lá nếu sử dụng thường xuyên, sẽ ngăn ngừa được một số bệnh ung thư.

– Chữa trầm cảm: Hương thơm bạc hà kích thích giác quan giúp bạn năng động , giảm thiểu chứng trầm cảm.

– Tăng cường hoạt động của bộ não: Các hoạt chất có trong tinh dầu bạc hà kích thích hoặt động trí não, có ích cho các sĩ tử trong quá trình ôn luyện.

– Tốt cho dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa: Hương thơm bạc hà kích thích tuyến nước bọt và các enzyme

tiêu hóa đồng thời dịu dạ dày và các cơ đường ruột khi bị viêm, sưng, kích thích ruột, đau bụng,

táo bón hoặc tiêu chảy.

– Trị đau nhức cơ thể: Nếu bị đau nhức xương khớp do vận động hoặc đi giày cao gót, pha 1-2 giọt tinh dầu bạc hà vào nước ấm rồi massage nhẹ nhàng vùng đau nhức khoảng 10 phút.

– Giảm đau đầu và trị nôn mửa: Thoa dầu bạc hà vào trán để chữa đau đầu. Trà bạc hà với các chất chống co thắt có tác dụng làm nôn nao, buồn nôn khi đi máy bay, ô tô hay tàu biển.

– Bạc hà trị rối loạn hô hấp: mùi hương bạc hà làm thông mũi, họng, phổi, phế quản và giảm rối loại hô hấp, hương bạc hà giúp giảm ho.

Làm sạch đường hô hấp, xoang mũi, chống viêm nhiễm bằng cách nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào chậu nước sôi rồi xông hơi.

– Chữa hen: Lá bạc hà giúp thông đường hô hấp có tác dụng chữa hen, chất rosmarinic acid có

trong bạc hà có tác dụng chống viêm.

– Chăm sóc da: Nước ép lá bạc hà giúp làm sạch da, chữa viêm nhiễm da, trị mụn, làm mềm da, trị các vết cắn côn trùng.

– Làm sạch răng miệng: Bạc hà chứa chất sát trùng giúp hơi thở thơm mát, làm sạch răng miệng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại đơn giản bằng cách nhai bạc hà khi miệng có biểu hiện.

Hoặc nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vòa nước, xúc miệng sau ăn, trước khi đi ngủ, hoặc buổi sáng làm cho hơi thở luôn thơm tho.

– Thanh lọc phổi: Nếu mũi bị sung huyết bạc hà làm thông mũi, làm sạch phổi.

– Lợi tiểu: Bạc hà là loại thuốc lợi tiểu tự nhiên,có lợi cho người ăn mặn,đào thải các chất độc và

muối khoáng không cần thiết tích tụ trong cơ thể.

– Bạc hà có tác dụng an thần: Chỉ cần uống một chén trà bạc hà nóng sẽ giúp giảm áp lực ,căng thẳng, dễ ngủ.

– Hạ huyết áp: Bạc hà giúp nới rộng mạch máu giúp hạ huyết áp, trẻ em và người huyết áp

thấp cần chú ý khi sử dụng.

– Chữa nấc: bằng 1 thìa nước cốt chanh + ít muối hạt + 1 cốc nước + vài lá bạc hà

– Giảm stress : Trà bạc hà có các chất an thần có tác dụng giảm stress, dễ ngủ hơn vào ban đêm.

Điều chỉnh tâm trạng và giảm các giác buồn nôn: chỉ cần nhỏ 3-4 giọt tinh dầu vào khăn tay và hít ngửi.

– Chữa cảm sốt: Khi bị nhức đầu, nóng sốt rét,nôn ọe, hoặc trẻ sốt nóng khi bắt đầu bị lên sởi dùng bạc hà và sắn dây đun sôi, uống 1 chén rồi xông hơi.

Hoặc dùng tinh dầu bạc hà xông hơi Để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể khi bị cảm cúm vừa làm da khỏe mạnh, mịn màng.

– Chữa sốt nóng không có mồ hôi, giải cảm: Pha 8-15 giọt tinh dầu bạc hà vào nước ấm để uống.

– Chữa ngứa dị ứng: Giã nát lá bạc hà tươi rồi xát vào chỗ ngứa, đặc biệt chữa được các vết ngứa do côn

trùng cắn.

– Làm dịu cổ họng khi bị đau rát: vò nát và ngậm lá bạc hà trong miệng với muối.

– Chữa nôn mửa, không tiêu: uống 4-8 giọt tinh dầu rồi tráng lại bằng nước.

Hoặc dùng 100ml rượu nặng + 5ml tinh dầu bạc hà + 5g lá bạc hà khô hòa lẫn rồi nhỏ 1 ít vào nước ấm để uống. Uống 2-3 lần trong ngày tùy tình trạng đầy bụng.

– Chữa chảy máu cam: Pha loãng tinh dầu bạc hà với nước rồi thấm vào bông gòn, để vào lỗ mũi 5-10 phút máu cam sẽ ngừng và hệ hô hấp sẽ hoạt động tốt hơn.

– Làm giảm sưng tấy khi bị côn trùng cắn bằng cách vò nát lá hoặc xoa tinh dầu vào vết cắn.Bạc hà có tác dụng làm đẹp

Theo các nhà khoa học, tinh dầu bạc hà chứa 40-90% thành phần trong nhiều loại mỹ phẩm, dầu gội,

nước hoa. Với hương thơm và vị the mát dễ chịu, tăng cường thư giãn tinh dầu bạc hà là dược phẩm

được lựa chọn hàng đầu trên thế giới. Các ngành công nghiệp chế biến mỹ phẩm, dầu gội, nước hoa cũng bóc tách các thành phần dưỡng chất từ bạc hà để đưa vào sản phẩm của mình:

Dưỡng da toàn thân bằng bạc hà: tính năng chống khuẩn và dưỡng ẩm, hương thơm bạc hà thúc đẩy lưu thông máu, hấp thu dưỡng chất giúp làn da khỏe mạnh, trắng hồng tự nhiên.

Massage toàn thân: 1 tinh dầu bạc hà : 30 dầu thực vật, massage toàn thân 15-30 phút rồi tắm lại bằng nước hàng ngày.

Giảm cân : Lá bạc hà kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất, đốt cháy mỡ thừa có tác dụng giảm cân hiệu quả.

Theo một nghiên cứu khoa học, người hít ngửi tinh dầu bạc hà liên tục trong 2 giờ liền sẽ nạp lượng calorie vào cơ ít hơn người không ngửi đến 23%. Như vậy chỉ cần thường xuyên xông hơi mặt hoặc sử dụng đèn đốt tinh dầu bạc hà, chị em vừa có làn da đẹp vừa có vóc dáng lý tưởng.

Trị mụn trứng cá: Vò nát bạc là để làm dịu và sạch da hiệu quả và chữa một số bệnh nhiễm trùng trên da. Hoặc xay nhuyễn lá bạc hà đắp lên mặt sẽ làm mụn trứng cá biến mất.

Đặc biệt chỉ cần 2 ngày xông hơi bằng cách nhỏ 1-2 giọt tinh dầu bạc hà vào nước ấm, làm da bớt nhờn và các nốt mụn xẹp đi đáng kể.

Se khít lỗ chân lông: Dùng hỗn hợp mật ong trộn với lá bạc hà bôi lên da sẽ làm se khít lỗ chân lông hiệu

Điều trị sẹo mụn: Dùng hỗn hợp nước ép cà chua + nước ép bạc hà + đất sét đắp mặt để trị mụn trứng cá và loại bỏ sẹo do mụn cũ để lại.

Làm sạch da: Cho lá bạc hà vào nước và đun sôi đến khi còn nửa nước, để nguội làm sữa rửa mặt làm sạch da dầu.

Trị nám, tàn nhang: Trộn nước ép dưa chuột và bạc hà bôi lên mặt để trị nám, các vết đồi mồi.

Ngăn ngừa nếp nhăn: Dùng hỗn hợp: sữa đông + lòng trắng trứng + nước ép bạc hà + mật ong làm mặt nạ mỗi tuần/ lần để ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn.

Tẩy tế bào chết: dùng bột yến mạch trộn với nước ép bạc hà để loại trừ bụi bẩn, tẩy tế bào chết, dầu thừa trên da.

Khử mùi hôi chân: Ngâm chân trong nước lá bạc hà đun sôi để ấm vừa làm lưu thông mạch máu vừa trị         mùi hôi chân.

Làm mềm gót chân: nếu gót chân bị nứt nẻ dùng dầu ô liu và nước ép bạc hà bôi vào chân, đi tất và để

Trị gàu: Dùng lá bạc hà + nước cốt chanh + đất sét xay thành hỗn hợp bôi lên da đầu để trị gàu.

Dưỡng tóc, làm mượt tóc: Dùng cần tây + lá bạc hà đun lên trong 20 phút rồi lấy nước gội đầu làm sạch, khỏe và nước tóc.

Đơn giản hơn chúng ta chỉ cần gội đầu với tinh dầu bạc hà hoặc sử dụng cùng với dầu gội cũng có tác

dụng tương tự.

Trị chấy, rận: Thoa dầu bạc hà lên tóc 3-4 lần/tuần.

Các công dụng khác

– Đuổi muỗi, gián,kiến và các côn trùng có hại: chỉ cần trồng bạc hà ở cửa nhà, trên ban công bạn đã có thể đuổi ruồi, muỗi và các côn trùng có hại tránh xa khuôn viên. Hoặc pha loãng tinh dầu bạc hà với nước theo tỷ lệ 1:10 như loại thuốc diệt côn trùng.

– Thu hút côn trùng có ích: bạc hà có nhiều hoa, mật và phấn hoa rất thu hút ong bướm vây quanh.

– Diệt bọ chét nhanh chóng và an toàn cho thú cưng: 1 bó ngải cứu + 1 bó bạc hà + 1 bó cỏ xạ hương tất cả đều tươi giã nát rồi cho vào 1 túi vải để gần chỗ ngủ của vật nuôi là xong.

– Khử mùi hôi trong nhà: nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào chất tẩy rửa không mùi hoặc xông hơi

bằng đèn tinh dầu bạc hà.

Cách lau sàn gạch men,xi măng, gỗ hiệu quả: Pha loãng 1 cốc dấm ăn + 1 lít nước + 3-5 giọt tinh dầu bạc hà .

– Tạo hưng phấn cho chó mèo: giúp tăng nhẹ nhịp tim và tăng cảm giác bay bổng, thư giãn, điều

khiển chó mèo trong xiếc thú hoặc chơi đùa trong vườn nhà.

Một số lưu ý khi sử dụng bạc hà

– Không sử dụng trà bạc hà đối với người bị trào ngược axit dạ dày: Bạc hà có tác dụng làm dịu các cơ dạ dày, khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản, làm tăng triệu chứng bệnh.

– Không sử dụng với phụ nữ có thai: Không nên uống trà bạc hà khi đang có thai, muốn có, hoặc tiền sử xảy thai. Bà mẹ đang cho con bú không nên dùng vì có thể gây hại cho trẻ.

– Tương tác với thuốc khác: nên hỏi ý kiến bác sỹ khi đang chữa bệnh khác.

– Không nên sử dụng quá liều: Loại thảo dược nào cũng không nên sử dụng quá liều, sẽ gây ra tiêu chảy, chuột rút, đau cơ, run rẩy, buồn ngủ, nhịp tim chậm.

Ngoài ra cây bạc hà còn có rất nhiều công dụng, mà bài viết đã quá dài không thể đề cập hết được. Hãy tự tay mình trồng một vài giống để tự mình kiểm nghiệm và khám phá thêm ra những lợi ích tuyệt vời của loài cây thần kỳ này bạn nhé!

https://zalo.me/0986994555