Chào mừng bà con đến với Vườn Cây Giống Lâm Nghiệp. Hotline: 0986.994.555

Giáng hương

Tên thường gọi: Cây Giáng Hương, cây Giáng Hương Trái To, cây đinh hương

Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus Kurz

Họ thực vật: Fabaceae (họ Đậu)

Chiều cao: 3-4m

Đk thân: 6-8 cm

Công dụng: Cây Giáng Hương có dáng đẹp, hoa thơm được trồng làm cây cảnh trong công viên hoặc ven đường phố, khuôn viên trường học, bệnh viện, mang không khí trong lành, cải thiện ô nhiễm…

Cây giáng hương được biết đến nhiều nhờ khả năng che mát của nó, cây được trồng nhiều ở các công viên, đường phố hay trường học. Không những cây có khả năng che phủ tốt mà nó còn biết đến nhờ hoa đẹp và ứng dụng gỗ cây giáng hương trong sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ.

1. Nguồn gốc  và đặc điểm của cây Giáng Hương

  • Nguồn gốc: Cây Giáng Hương có nguồn gốc: Đông Nam Á (Myanma, Lào, Thái Lan và Việt Nam), Ấn Độ. Cây phân bố ở nhiều tỉnh của Việt Nam; Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên, Đồng Nai và Tây Ninh.
  • Thân: Cây Giáng Hương thường thuộc nhóm cây thân gỗ; với những cây giáng hương cổ thụ có thể cao đến 20-30m, đường kính thân từ 0,7-0,9m hoặc có thể hơn. Gốc có bạnh vè, thân thẳng, vỏ có màu xám, bong những vảy lớn không đều hay hơi nứt dọc, có nhựa mủ màu đỏ chảy ra khi bị vết xước.
  • Lá: Cây có cành nhánh mảnh, mềm mại, có lông, cành già nhẵn. Lá kép lông chim lẻ 1 lần, dài từ 15-25cm, mang 9-11 lá chét có hình bầu dục hay hình trứng-thuôn; lá dài 4-11cm, rộng 2-5cm, gốc tròn hoặc tù, đầu mũi nhọn cứng, hơi có lông.
  • Giáng Hương có cụm hoa hình chùy ở nách lá, phủ lông màu nâu, dài 5-9cm. Hoa có màu vàng nghệ với cuống dài và nhiều lông, mùi rất thơm.
  • Quả Giáng Hương tròn, đường kính từ 5-8cm, dẹt, có mũi cong về phía cuống, màu vàng nâu, bên trong có một hột, rìa xung quanh có cánh rộng và lông mịn như nhung.

2. Công dụng

  • Gỗ cây Giáng Hương có lõi và giác phân biệt, giác màu vàng nhạt; lõi màu nâu vàng, vân đẹp, bền và có mùi thơm dễ chịu. Khả năng hấp sấy khô chậm nhưng dễ khô kiệ; lõi cứng hơi khó gia công. Gỗ nặng trung bình, thuộc loại gỗ quý, dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng cao cấp, đóng bàn ghế, đồ mỹ nghệ đều có giá trị cao hơn các loại gỗ thông thường.
  • Cây Giáng Hương có dáng đẹp, hoa thơm được trồng làm cây cảnh, cây bóng mát trong công viên hoặc ven đường phố, khuôn viên trường học, bệnh viện, mang không khí trong lành, cải thiện ô nhiễm.

 

  • Đặc biệt rễ cây có vi sinh vật cộng sinh có khả năng cố định đạm cải tạo đất. Vỏ có chứa tanin và nhựa màu đỏ có thể dùng để nhuộm quần áo.

3. Chăm sóc cây giáng hương

  • Đất: Cây Giáng Hương ưa đất thoát nước, mọc trên nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ bazan, chịu được điều kiện đất khô xấu thích hợp với những vùng có khí hậu chia thành 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
  • Nước: Giáng hương có thể chịu được hạn; tưới nước mỗi tuần 1 lần cho cây, với những cây trồng ở 2 năm đầu cần tưới nước cho cây 2 ngày 1 lần.
  • Ánh sáng: Giáng hương sinh trưởng tốt nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Tránh trồng cây nơi râm, mát, nơi thiếu ánh sáng mặt trời sẽ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây.
  • Phân bón: Bổ sung NPK cho cây 2 tháng 1 lần ở năm đầu tiên. Tránh bỏ quá nhiều phân ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây.
  • Nhân giống: Giáng hương được nhân giống bằng cách ươm hạt.

 

Sản phẩm khác

https://zalo.me/0986994555